Review Nhật ký cậu bé nhút nhát – “Nhật ký” của tuổi hồn nhiên

 Là tiểu thuyết nhưng lại không giống tiểu thuyết, là tranh vẽ nhưng lại rất chân thật, là nhật ký nhưng có khi lại chẳng phải nhật ký… Đọc tiểu thuyết này, điều quan trọng không phải là cố gắng chỉ ra vì sao tác phẩm này đặc biệt, mà điều quan trọng chính là, những khoảng trống trong tâm hồn sẽ được khoả lấp bằng những niềm vui, và một trong những chức năng của văn học được gửi gắm trong tác phẩm nghệ thuật chính là như thế!



Nhật ký cậu bé nhút nhát như thể một loại “series” nổi tiếng về cuộc sống thường nhật của Greg và gia đình cậu với những rắc rối liên tiếp nối đuôi nhau. Mặc dù được xếp vào thể loại tiểu thuyết nhiều tập, nhưng nhà văn Jeff Kinney đã khéo léo và tài tình khi kết hợp cũng như vận dụng giữa hình ảnh và ngôn từ để diễn tả những cuộc hành trình lý thú đã diễn ra của cậu bé 12 tuổi tinh nghịch. 

Sự kết hợp này một mặt mang đến một cách tiếp cận mới mẻ về tiểu thuyết, xoá bỏ đi những lầm tưởng khô khan rằng tiểu thuyết sẽ là một quyển sách “dày với hàng nghìn, hàng vạn” con chữ; Mặt khác, khơi dậy trong trí tưởng tượng phong phú của trẻ em mà thậm chí là có cả những người lớn “đã từng là trẻ con” hình dung một khung cảnh vui vẻ nhiều năng lượng của tuổi thơ.

Lối dịch thuật hài hước và hóm hỉnh

Một trong những điểm thành công phải kể đến khi Nhật ký cậu bé nhút nhát xuất hiện trong tủ sách của các độc giả tại Việt Nam chính là nhờ vào những lời dịch thuật dí dỏm, tươi trẻ và rất “tuổi teen” của dịch giả Vân Khánh. Một tác phẩm ngoại văn ngay trong chính nội tại của mình, nó đã mang đến những giá trị văn học đích thực, tuy vậy, để truyền tải những thông điệp này đến bạn bè năm châu, những rào cản vô hình của ngôn ngữ đã vô tình giới hạn sự tiếp cận của bạn đọc đến những tác phẩm được mệnh danh là “hay nhất mọi thời đại” hay những tác phẩm đáng đọc “ít nhất một lần trong đời,… 



Với độc giả, có lẽ chẳng cần phải là một tác phẩm quá vĩ đại hay cao cả, chỉ đơn giản là sự góp nhặt và vung bồi từ chính những cảm quan sâu sắc, nghệ thuật của người viết truyện, cũng khiến họ phải mong mỏi tìm đọc. Trong trường hợp này, “Nhật ký cậu bé nhút nhát” chính là một trong những minh chứng tiêu biểu cho câu chuyện, dù ở bất kỳ một ngôn ngữ nào, được diễn đạt ra sao, thì giá trị đích thực mà tác phẩm mang đến cho độc giả là vô cùng to lớn. 

Có thể nói, tác phẩm này chiếm được vị trí trong trái tim của bạn đọc ngoài kia cũng chính là vì sự gần gũi vốn có của mình và hơn hết là khi tác phẩm được dịch thuật như thể sống trong chính bối cảnh của chính chúng ta.

Ý nghĩa của cuộc sống đời thường dung dị – luôn tràn ngập tiếng cười 

Một tác phẩm được cho là “hay” có thể là một tác phẩm nổi tiếng được viết bởi một tác giả xuất chúng, nhưng một tác phẩm cũng sẽ được cảm thán là “hay” nếu nó sống trong ký ức và tâm thức của độc giả. Và dường như dành danh xưng “một tác phẩm hay”, với quan điểm cá nhân người viết, đối với tiểu thuyết này. 

“Hay” bởi vì ta nhìn thấy đâu đấy trong từng trang sách, từng hình ảnh có bóng dáng của một người nào đó thân quen, người mà cách đây mấy mươi năm về trước cũng từng đùa nghịch, hồn nhiên, và vui tươi đến lạ. Trong những khoảnh khắc mà trái tim ta dường như thắt lại, ta chỉ ước mình được bé như ngày xưa, khi ta hãy còn chơi đùa và vô tư đến lạ, trưởng thành là một bước đi vô cùng giang nan, chậm một bước như thể lùi hai bước, vì cuộc sống vốn chẳng bao giờ đứng yên.

Vì thế, “Nhật ký cậu bé nhút nhát” đoán chừng không chỉ là dành riêng cho Greg và cuộc sống của cậu, mà như thể dành cho tất cả chúng ta, tất cả những ai mong muốn tìm thấy, chí ít dù chỉ là một chút, về tuổi thơ dữ dội của mình. 

Và bộ tiểu thuyết này xứng đáng là món quà tinh thần xoa diệu những lo âu trong mỗi cá thể cô độc ngoài kia, hay đang mơ hồ trong bóng tối, một cái ôm vỗ về, một nụ cười sảng khoái.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét