Review sách
Review sách Vụ án mạng bên hồ và những bí ẩn mãi “biến mất hoàn toàn dưới đáy hồ”
Kì thi Trung học cơ sở đang đến gần, với tham vọng đưa được con cái vào trường tư thục nổi tiếng, một nhóm các ông bố bà mẹ gồm bốn gia đình đã tập hợp lại, cùng nhau tổ chức những buổi ôn luyện, học nhóm cho bốn đứa trẻ. Và buổi học ôn ở Khu biệt thự hồ Himegami ngay trước thềm kì thi cận kề, cũng nằm trong kế hoạch đó của họ. Nhưng rồi sự cố phát sinh, án mạng xảy đến, buộc những con người này phải dày công che đậy, thêm cho bao toan tính “quái đản” trước đó.
Những người lớn
Là tác phẩm thuộc về thời kì sáng tác đầu của tác giả Higashino Keigo, Vụ án mạng bên hồ – Lakeside vừa mang dạng thức không gian hẹp, vừa mang bầu không khí cổ quái khá đặc trưng từ nhiều sáng tác Keigo tiên sinh viết lên trong thời kì này như Vụ án mạng ở nhà khách núi Hakuba hay Vụ án mạng ở lữ quán Kairotei. Tức, câu chuyện diễn ra trong một không gian gần như khép kín xung quanh bán kính nơi Khu biệt thự vùng ven hồ Himegami, có sự chuyển dịch hay mở rộng không gian cũng chỉ đến khách sạn ở ngay gần hồ Himegami đó. Và trong không gian hẹp khép kín đầy tù túng đấy, lần quất thứ không khí cổ quái khắp ngóc ngách Khu biệt thự, tới từ những người lớn sống, sinh hoạt tại đây.
Trước hết, cần phải khẳng định rằng, việc mong muốn, đầu tư tất cả bằng nguồn lực có thể với hi vọng con cái thi được vào trường tốt là một điều hết sức bình thường. Việc các ông bố bà mẹ có chung suy nghĩ đấy, tập hợp nhau lại cho bọn trẻ cùng ôn luyện cũng không phải chuyện gì quá xa lạ. Nhất là khi, ngưỡng cửa chuyển cấp luôn là ngưỡng cửa hết sức quan trọng, đặc biệt, ở một đất nước áp lực thi cử, học tập đè nặng lên vai đứa trẻ như Nhật Bản.
Tuy nhiên, mọi thứ sẽ trở nên cực kì bất thường, khi bốn gia đình tạo thành một nhóm cùng nhau hoạt động vì mục đích chung ấy, ai cũng đều mang bí mật, ai cũng có toan tính lẫn kì vọng riêng họ đặt lên đứa con. Thứ kì vọng độc hại, chứa đựng sức nặng xuất phát từ những ích kỉ của cá nhân họ và họ mặc định, đấy là định hướng, giúp con trẻ hạnh phúc. “Bố mẹ phải quyết định con đường tương lai cho con cái ở một mức độ nhất định. […] Vì chẳng có ai ngoài bố mẹ chúng được trao cho quyền quyết định điều đó cả.”
Vậy nên, vấn đề trong Vụ án mạng bên hồ đã sớm không đơn thuần chỉ là tin tưởng hay không tin tưởng, định hướng hay để con trẻ tự quyết định tương lai nữa. Mà đã mở rộng đến một dạng tâm lí méo mó, lệch lạc từ chính những người lớn, những bậc làm cha làm mẹ. Rằng căn bệnh thành tích cố hữu đang khiến họ biến đứa trẻ họ sinh ra như trở thành một dạng máy móc thỏa mãn cho thói hư vinh trong áp lực vô hình họ khắc sâu vào tâm lí trẻ nhỏ.
Vì là “con” nên không được phép thất bại?
Căn bệnh thành tích, thói hư vinh lây lan tựa một thứ bệnh dịch truyền nhiễm từ người này sang người khác. Mà xuất hiện những người, coi con trẻ còn như thứ công cụ, nối kết họ với dạng cộng đồng họ khó lòng đặt chân đến.
Và từ đấy, tạo ra tiền lệ, cho cả những gian lận tinh vi trong thi cử. Cho cả bao đánh đổi lên luân thường, đạo lí. Cho cả kế hoạch, họ dày công dựng lên chỉ vì mỗi con người đó, không muốn, hoặc không dám đối diện với những đứa trẻ, hay với thứ hành động lệch lạc, họ vẫn nghĩ đó là hi sinh.
Vụ án mạng bên hồ, là chuỗi những bất ngờ, sai số nằm ngoài toan tính của nhóm các ông bố bà mẹ cùng chung chí hướng. Khởi nguồn từ việc gã đàn ông Namikishi Yunsuke vốn chẳng quan tâm đứa con riêng của vợ thi cử ra sao, đột nhiên ghé thăm. Đến thư kí riêng của gã đột ngột xuất hiện rồi lại bất ngờ trở thành nạn nhân trong một án mạng, hung thủ sớm đã thừa nhận nhưng vẫn còn đó, bao uẩn khúc. Để rồi đi tới tận cùng khuất khúc sau “những mưu tính quái đản”, độc giả như ngỡ ngàng nhận ra, sinh mạng một con người đã không còn hay ước mơ, tương lai của lũ trẻ, vốn chẳng đáng quan tâm, sau hết thảy “đánh đổi” nhóm người lớn kia đã bỏ ra, cho giấc mộng ích kỉ họ buộc trẻ nhỏ phải gánh gồng.
vụ án mạng bên hồ keigo
Những đứa trẻ
“Trong khi các bố mẹ thân thiết nhau một cách lạ thường, như thể có một sự gắn kết bền chặt nào đó thì mấy đứa trẻ lại không như thế. Mãi mới có thời gian tự do để chơi, được tận hưởng không gian ngoài trời, nếu là bình thường, chúng phải reo hò phấn khích mới đúng. Thế mà cả bốn đứa, sau khi ăn xong, đứa nào đứa nấy tách nhau ra chơi một mình. Cứ như thể không quen biết nhau.”
Đó là những lời nhận định của Namikishi Yunsuke, gã đàn ông như một kẻ ngoại lai không mời mà đến đã xâm nhập vào vùng không gian khép kín, nơi những đứa trẻ đang miệt mài ôn luyện cho kì thi chuyển cấp, chỉ sau một thời gian ngắn, anh ta tự hòa mình mà trải nghiệm, thế nào là người thân, gia đình có con cái chuẩn bị thi vào trường trung học tư thục. Và mặc cho, thứ anh ta thấy chỉ là bề nổi của cả một tảng băng chìm sâu dưới mặt nước, thì đấy, cũng phần nào nói lên bản chất về nhóm “những đứa trẻ” này.
Rằng, sự ràng buộc giữa những đứa trẻ về mặt không gian (cùng nhau ở riêng một khu nhà tách biệt, cùng học chung một chương trình, cùng theo học một thầy giáo, cùng có chế độ sinh hoạt giống nhau…) chỉ xuất phát từ sự ràng buộc giữa các ông bố bà mẹ của chúng. Lũ trẻ không ghét nhau, song chúng cũng không đặc biệt quý mến hay có nhu cầu phải trở nên thân thiết “Ít nhất trong thời gian chơi…” Shota nói. “Khỏi ở cùng cũng được.” Dù cho độ tuổi mười một, mười hai đó, những cậu bé hiếu động vốn rất dễ kết thân, dễ mở lòng mà sẻ chia cùng nhau ước mơ hay sở thích. Và sự thật, đám trẻ ấy, đứa nhỏ nào cũng có sở trường hay niềm vui riêng. Như cậu bé Shota, con riêng của Minako, vợ Yunsuke là tài năng hội họa hay cậu bé Takuya, con trai gia đình Sakazaki lại phát triển về mặt thể chất.
Nhưng thứ chúng làm, tới tận cùng, chỉ là sự im lặng vô tận mỗi khi bên nhau và không nảy sinh bất kì sự giao tiếp hay thậm chí cả một câu thoại. Xuyên suốt tác phẩm, Keigo tiên sinh tuyệt nhiên không để tụi nhỏ tự mình chủ động nhắc đến nội dung bài học, càng không đi vào cụ thể, nội dung bài giảng ông thầy Tsukumi đã nói với lũ trẻ suốt những ngày ông ta sống cùng đám nhóc nơi Khu biệt thự bên hồ Himegami.
Chỉ biết rằng, bầu không khí giữa, và cả xung quanh những đứa trẻ đó, u ám ngay dưới ánh mặt trời.
Chỉ biết rằng, hằn sâu trong tâm thức của chúng, bất kể chúng có mệt mỏi hay khó chịu, đã là ước mơ cha mẹ, phải thi vào trường tư thục, và “trong thế giới này, kẻ chiến thắng là những người thăng tiến.”
Chỉ biết rằng, giữa những lời quan tâm, âu lo cùng áp lực vô hình đè nặng, thì sự “thờ ơ” như “không cần gượng ép bản thân làm việc mà mình không muốn” trong mắt những người lớn, vô hình trung lại trở thành thứ cứu rỗi những đứa trẻ đang ngày ngày, nai mình ra trong kì vọng mẹ cha mà chúng chẳng thể cãi lời.
Những đứa trẻ, chúng là nạn nhân mà cũng qua bao biến cố xảy tới từ vụ án mạng bên hồ, người ta mới thấu hiểu, tiếng nói của lũ trẻ, nhỏ bé và yếu ớt đến thế nào, bên những người lớn, quay cuồng trong mưu tính thiệt hơn.
Trẻ nhỏ, tựa tờ giấy trắng.
Nhưng cũng vì như tờ giấy trắng thuần khiết, hồn nhiên, mà tụi nhỏ, rất dễ bị vấy bẩn, khi nó đón nhận về, sự giáo dục trong một bầu không khí u uất, độc hại.
Bí ẩn chìm “dưới đáy hồ”
Tạo lập hai nhóm nhân vật “người lớn” – “trẻ nhỏ” bên cạnh việc xây dựng lên một Namikishi Yunsuke đứng giữa mạch truyện như một đôi mắt dõi theo những điều “không bình thường” của nhóm người đang sống tại Khu biệt thự hồ Himegami; tác giả Higashino Keigo đã tạo nên một Vụ án mạng bên hồ, đầy ngột ngạt với đủ mọi sự “bất thường”. Sự “không bình thường” của cha mẹ, khiến những đứa trẻ bên nhau với sự phát triển tâm lí, hành động cũng “không bình thường.” Nhưng giữa những kẻ bất thường, thì người “bình thường” nhất, lại trở thành “có vấn đề”, kẻ lạc loài, vì chẳng thể thấu hiểu hết sự “bất bình thường” nơi đây. Dẫu cho, trong câu chuyện này, vốn cũng chẳng có ai thật sự trong sạch, ai chẳng mang tính toán riêng khi tới vùng hồ Himegami kia.
Để rồi, sau hết thảy, ai có thể trả lại cho đứa trẻ, sự hồn nhiên, ngây thơ, lòng tin tưởng vào người lớn, những người vốn đóng vai trò như nâng giấc ước mơ cho tụi nhỏ còn yếu đuối, thiếu vốn sống đây? Ai có thể trả lại cho đứa trẻ, những mơ ước, niềm vui đã bị bóp vụn trong sự vị kỉ của các bậc cha mẹ? Và ai có thể trả lại, sự gắn kết gia đình đã vỡ nát trong cơn cuộn xoáy toan tính, thành tích, ích kỉ.
Để rồi, thứ còn lại nơi hồ Himegami khi tất cả “mưu tính” thiệt hơn khép lại, có lẽ chỉ còn là hàng loạt thương tổn, vụn vỡ không thể vãn hồi đấy. Cùng cái xác lạnh băng, chìm sâu dưới đáy hồ mang theo đủ mọi bí ẩn, giấc mộng “quái đản” người ta đã vẽ lên trên những tấm toan trắng thuần khiết chính họ sinh ra.
Căn bệnh thành tích, thói hư vinh lây lan tựa một thứ bệnh dịch truyền nhiễm từ người này sang người khác. Mà xuất hiện những người, coi con trẻ còn như thứ công cụ, nối kết họ với dạng cộng đồng họ khó lòng đặt chân đến.
Và từ đấy, tạo ra tiền lệ, cho cả những gian lận tinh vi trong thi cử. Cho cả bao đánh đổi lên luân thường, đạo lí. Cho cả kế hoạch, họ dày công dựng lên chỉ vì mỗi con người đó, không muốn, hoặc không dám đối diện với những đứa trẻ, hay với thứ hành động lệch lạc, họ vẫn nghĩ đó là hi sinh.
Vụ án mạng bên hồ, là chuỗi những bất ngờ, sai số nằm ngoài toan tính của nhóm các ông bố bà mẹ cùng chung chí hướng. Khởi nguồn từ việc gã đàn ông Namikishi Yunsuke vốn chẳng quan tâm đứa con riêng của vợ thi cử ra sao, đột nhiên ghé thăm. Đến thư kí riêng của gã đột ngột xuất hiện rồi lại bất ngờ trở thành nạn nhân trong một án mạng, hung thủ sớm đã thừa nhận nhưng vẫn còn đó, bao uẩn khúc. Để rồi đi tới tận cùng khuất khúc sau “những mưu tính quái đản”, độc giả như ngỡ ngàng nhận ra, sinh mạng một con người đã không còn hay ước mơ, tương lai của lũ trẻ, vốn chẳng đáng quan tâm, sau hết thảy “đánh đổi” nhóm người lớn kia đã bỏ ra, cho giấc mộng ích kỉ họ buộc trẻ nhỏ phải gánh gồng.
vụ án mạng bên hồ keigo
Những đứa trẻ
“Trong khi các bố mẹ thân thiết nhau một cách lạ thường, như thể có một sự gắn kết bền chặt nào đó thì mấy đứa trẻ lại không như thế. Mãi mới có thời gian tự do để chơi, được tận hưởng không gian ngoài trời, nếu là bình thường, chúng phải reo hò phấn khích mới đúng. Thế mà cả bốn đứa, sau khi ăn xong, đứa nào đứa nấy tách nhau ra chơi một mình. Cứ như thể không quen biết nhau.”
Đó là những lời nhận định của Namikishi Yunsuke, gã đàn ông như một kẻ ngoại lai không mời mà đến đã xâm nhập vào vùng không gian khép kín, nơi những đứa trẻ đang miệt mài ôn luyện cho kì thi chuyển cấp, chỉ sau một thời gian ngắn, anh ta tự hòa mình mà trải nghiệm, thế nào là người thân, gia đình có con cái chuẩn bị thi vào trường trung học tư thục. Và mặc cho, thứ anh ta thấy chỉ là bề nổi của cả một tảng băng chìm sâu dưới mặt nước, thì đấy, cũng phần nào nói lên bản chất về nhóm “những đứa trẻ” này.
Rằng, sự ràng buộc giữa những đứa trẻ về mặt không gian (cùng nhau ở riêng một khu nhà tách biệt, cùng học chung một chương trình, cùng theo học một thầy giáo, cùng có chế độ sinh hoạt giống nhau…) chỉ xuất phát từ sự ràng buộc giữa các ông bố bà mẹ của chúng. Lũ trẻ không ghét nhau, song chúng cũng không đặc biệt quý mến hay có nhu cầu phải trở nên thân thiết “Ít nhất trong thời gian chơi…” Shota nói. “Khỏi ở cùng cũng được.” Dù cho độ tuổi mười một, mười hai đó, những cậu bé hiếu động vốn rất dễ kết thân, dễ mở lòng mà sẻ chia cùng nhau ước mơ hay sở thích. Và sự thật, đám trẻ ấy, đứa nhỏ nào cũng có sở trường hay niềm vui riêng. Như cậu bé Shota, con riêng của Minako, vợ Yunsuke là tài năng hội họa hay cậu bé Takuya, con trai gia đình Sakazaki lại phát triển về mặt thể chất.
Nhưng thứ chúng làm, tới tận cùng, chỉ là sự im lặng vô tận mỗi khi bên nhau và không nảy sinh bất kì sự giao tiếp hay thậm chí cả một câu thoại. Xuyên suốt tác phẩm, Keigo tiên sinh tuyệt nhiên không để tụi nhỏ tự mình chủ động nhắc đến nội dung bài học, càng không đi vào cụ thể, nội dung bài giảng ông thầy Tsukumi đã nói với lũ trẻ suốt những ngày ông ta sống cùng đám nhóc nơi Khu biệt thự bên hồ Himegami.
Chỉ biết rằng, bầu không khí giữa, và cả xung quanh những đứa trẻ đó, u ám ngay dưới ánh mặt trời.
Chỉ biết rằng, hằn sâu trong tâm thức của chúng, bất kể chúng có mệt mỏi hay khó chịu, đã là ước mơ cha mẹ, phải thi vào trường tư thục, và “trong thế giới này, kẻ chiến thắng là những người thăng tiến.”
Chỉ biết rằng, giữa những lời quan tâm, âu lo cùng áp lực vô hình đè nặng, thì sự “thờ ơ” như “không cần gượng ép bản thân làm việc mà mình không muốn” trong mắt những người lớn, vô hình trung lại trở thành thứ cứu rỗi những đứa trẻ đang ngày ngày, nai mình ra trong kì vọng mẹ cha mà chúng chẳng thể cãi lời.
Những đứa trẻ, chúng là nạn nhân mà cũng qua bao biến cố xảy tới từ vụ án mạng bên hồ, người ta mới thấu hiểu, tiếng nói của lũ trẻ, nhỏ bé và yếu ớt đến thế nào, bên những người lớn, quay cuồng trong mưu tính thiệt hơn.
Trẻ nhỏ, tựa tờ giấy trắng.
Nhưng cũng vì như tờ giấy trắng thuần khiết, hồn nhiên, mà tụi nhỏ, rất dễ bị vấy bẩn, khi nó đón nhận về, sự giáo dục trong một bầu không khí u uất, độc hại.
Bí ẩn chìm “dưới đáy hồ”
Tạo lập hai nhóm nhân vật “người lớn” – “trẻ nhỏ” bên cạnh việc xây dựng lên một Namikishi Yunsuke đứng giữa mạch truyện như một đôi mắt dõi theo những điều “không bình thường” của nhóm người đang sống tại Khu biệt thự hồ Himegami; tác giả Higashino Keigo đã tạo nên một Vụ án mạng bên hồ, đầy ngột ngạt với đủ mọi sự “bất thường”. Sự “không bình thường” của cha mẹ, khiến những đứa trẻ bên nhau với sự phát triển tâm lí, hành động cũng “không bình thường.” Nhưng giữa những kẻ bất thường, thì người “bình thường” nhất, lại trở thành “có vấn đề”, kẻ lạc loài, vì chẳng thể thấu hiểu hết sự “bất bình thường” nơi đây. Dẫu cho, trong câu chuyện này, vốn cũng chẳng có ai thật sự trong sạch, ai chẳng mang tính toán riêng khi tới vùng hồ Himegami kia.
Để rồi, sau hết thảy, ai có thể trả lại cho đứa trẻ, sự hồn nhiên, ngây thơ, lòng tin tưởng vào người lớn, những người vốn đóng vai trò như nâng giấc ước mơ cho tụi nhỏ còn yếu đuối, thiếu vốn sống đây? Ai có thể trả lại cho đứa trẻ, những mơ ước, niềm vui đã bị bóp vụn trong sự vị kỉ của các bậc cha mẹ? Và ai có thể trả lại, sự gắn kết gia đình đã vỡ nát trong cơn cuộn xoáy toan tính, thành tích, ích kỉ.
Để rồi, thứ còn lại nơi hồ Himegami khi tất cả “mưu tính” thiệt hơn khép lại, có lẽ chỉ còn là hàng loạt thương tổn, vụn vỡ không thể vãn hồi đấy. Cùng cái xác lạnh băng, chìm sâu dưới đáy hồ mang theo đủ mọi bí ẩn, giấc mộng “quái đản” người ta đã vẽ lên trên những tấm toan trắng thuần khiết chính họ sinh ra.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét